Hẳn nhiều người trong chúng ta đã biết về những khái niệm như “tư duy tích cực”, “sức mạnh của sự tự khẳng định”, “luật hấp dẫn”, “tất cả đều là năng lượng”… Nôm na là: cách chúng ta lựa chọn những suy nghĩ của mình sẽ ảnh hưởng quyết định đến cách chúng ta hành động, những kết quả mà ta đạt được, và những điều tốt đẹp hay đau đớn xảy đến trong cuộc sống của chúng ta.
Với hiểu biết như vậy, nhiều người đã nảy ra ý tưởng “tự cài đặt tư duy của chính mình” để cải biến cuộc sống của họ theo hướng tích cực hơn. Họ đọc nhiều sách, nghe nhiều diễn giả nói chuyện, thậm chí tự nói chuyện với chính mình. Họ tìm cách làm chủ suy nghĩ của bản thân, gạt những ý nghĩ tiêu cực, xấu xí, bất lợi sang một bên. Họ tập trung vào, làm rõ ràng hơn, và tìm cách ôn đi ôn lại những suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và có lợi cho sự phát triển của bản thân họ.
Tuy nhiên không phải ai cũng thành công với cách làm đó. Vẫn có những ý nghĩ tiêu cực nổi lên, đối chọi với những ý nghĩ tích cực. Chúng triệt tiêu lẫn nhau, và làm tiêu tốn năng lượng của ta. Cho đến khi ta mệt mỏi, cạn sức và không muốn làm gì.
Vậy những ý nghĩ đến từ đâu? Tại sao ta cứ luôn suy nghĩ theo cách này mà không theo cách khác? Tại sao ta chỉ có ngần này suy nghĩ để lựa chọn mà không có cách nghĩ nào mới hơn?
Có người nói là do năng lượng. Năng lượng cao sẽ cho ra những ý nghĩ tích cực, sáng tạo còn năng lượng tấp sẽ cho ra những ý nghĩ tiêu cực, luẩn quẩn. Lại một lần nữa. Nhiều người tìm cách gia tăng năng lượng của bản thân thông qua việc ở gần những người có năng lượng tích cực, ăn uống lành mạnh, tập thể dục, tham gia các buổi hội thảo, huấn luyện nhóm, vv…
Đa phần, mọi người đang đi tìm một nguồn năng lượng nào đó từ bên ngoài, Họ chọn tiếp xúc với những môi trường tích cực, con người tích cực… những tác nhân tích cực, để được hưởng sái một chút năng lượng, được tiếp thêm một chút sức mạnh. Nhưng cứ rời ra khỏi môi trường đó, bên trong họ lại náo loạn, bế tắc, tăm tối…
Đôi khi họ tìm kiếm nguồn năng lượng bên trong, nhưng môi trường tiêu cực bên ngoài lại kéo tụt họ xuống. Tại sao môi trường lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế? Có điểm khác biệt nào giữa người “tìm kiếm môi trường” và người “kiến tạo môi trường”, giữa người “chịu ảnh hường” và người “tạo ảnh hưởng”, giữa “người nhận năng lượng” và người “tỏa ra năng lượng”? Đâu là sự khác biệt? Tại sao cùng trong một môi trường có người lại thu về/ tỏa ra năng lượng tiêu cực, lại có người thu về/ tỏa ra năng lượng tích cực? Năng lượng tạo ra suy nghĩ hay suy nghĩ tạo ra năng lượng? Liệu có điều gì đứng sau tạo ra năng lượng và những suy nghĩ tích cực?
Hình như là có đấy! Manh mối nằm ở sự cảm nhận…
Hãy thử cảm nhận bầu trời này xem bạn thấy gì?
14/01/2020
Để lại một câu trả lời