Đứng góc ở góc độ là một người chủ kinh doanh, không ai muốn có những nhân sự cấp dưới gian dối, điêu ngoa, chẻ tiền, vừa lấy đắt của khách hàng vừa làm thâm hụt doanh thu của doanh nghiệp.
Tìm ra, hay đào tạo được nhân sự vừa GIỎI vừa TỬ TẾ thật đúng là… vàng mắt. Và ngay cả người quản lý, chủ doanh nghiệp, trong quá trình cân đối các nguồn lực bên trong và bên ngoài, cũng khó lòng tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên của mình phát triển. Một số người còn thậm chí bóc lột phũ phàng đội ngũ nhân sự của mình, chẳng hạn như: vinh vào một lý do nào đó để KHÔNG TRẢ LƯƠNG cho nhân viên. Sự thiếu tử tế của người chủ, người quản lý, và nhân viên… xảy ra ở mọi cấp độ cao thấp của doanh nghiệp, mọi quy mô lớn nhỏ của đơn vị kinh doanh, và mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp trong xã hội.
Trường hợp Aroma chỉ là một biểu hiện điển hình của sự thiếu tử tế trong xã hội, sự nan giải của bài toán nhân sự trên khắp mọi miền đất nước. Nó cho chúng ta thấy rằng: dù có tiền cũng không chắc được hưởng sản phẩm và dịch vụ tốt. Dù đầu tư lớn, đào tạo bài bản, cũng không chắc có được nhân sự tốt. Mà thiếu nhân sự tốt thì có thể khiến đơn vị kinh doanh thiệt hại lớn và xuống dốc không phanh.
Vậy vấn đề cốt lõi nằm ở đâu? Nằm ở LỖI HỆ THỐNG. Hãy thử nghĩ xem, nếu không có sự kiện Aroma này, liệu còn có một sự kiện Aroma khác? Chúng ta không thể xử lý các hiện tượng một cách đơn lẻ được.
Thời gian gần đây, để giải quyết vấn đề về nhân sự, rất nhiều đơn vị kinh doanh lớn nhỏ đã chủ động trong khâu đào tạo nhân sự của mình. Thay vì trông đợi vào chất lượng của nguồn nhân sự “mới ra lò” từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ,trung tâm dạy nghề…. Nhiều doanh nghiệp chỉ coi bằng cấp như là một điều kiện pháp lý, thủ tục, có thể có hoặc không có, tùy vị trí; sau đó họ tiến hành đào tạo lại gần như hoàn toàn, từ đầu để đảm bảo nhân sự có thể làm tốt công việc tại doanh nghiệp của mình.
Để đánh giá khả năng của một người lao động, có một yếu tố rất quan trọng chính là khả năng chủ động học hỏi, khả năng tự học của nhân sự đó. Doanh nghiệp dù đào tạo kỹ đến đâu, cũng không thể bao hết toàn bộ kỹ năng – nghiệp vụ cho nhân viên. Quá trình học – đào tạo sẽ được tiếp diễn trong quá trình làm việc, rút kinh nghiệm, và học hỏi từ đồng nghiệp – cùng những ng quản lý cấp cao hơn. Trong quá trình này người ta có thể phạm sai lầm và trả giá.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là một giải pháp mang tính co cụm, chỉ giải quyết các vấn đề nhãn tiền của đơn vị kinh doanh, chứ không sửa được lỗi hệ thống. Chính vì vậy cách làm trên không thể giải quyết triệt để bài toán nhân sự. Vẫn còn những con người gian dối, không tử tế, lười lao động… len lỏi trong cách đơn vị kinh doanh. Họ có thể nghỉ việc ở nơi này, xong lại tìm được việc ở nơi khác. Trừ khi các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau, liệt những người này vào danh sách đen. Đồng thời, cần có phương án tổng thể để hỗ trợ người lao động, để họ có thể tập trung học hỏi, say mê làm tốt công việc của mình, sống tốt không cần gian dối, trung thành mà không bị nhàm chán, cống hiến mà không bất mãn vì cảm thấy bị bóc lột sức lao động, v.v…
Trong thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp và nhà trường có thể đào tạo thế hệ trẻ và người lao động giúp họ có được kiến thức, kỹ năng, triết lý, nghiệp vụ… Tuy nhiên chưa một đơn vị nào (trừ Tâm Khai Sáng) có thể giúp người khác hình thành những phẩm tính, năng lực, nhân cách tốt đẹp… (Chẳng hạn như: sự tử tế.)
Từ nhiều năm trước, chúng tôi đã nhận ra bài toán này, và bắt đầu tìm cách giải quyết nó. Thử tưởng tượng, nếu có một đơn vị, đứng ra, giải quyết thành công bài toán này, xã hội sẽ thay đổi như thế nào? Và đơn vị đó sẽ kiếm được số tiền khủng như thế nào khi đã giúp đỡ những người lao động kiếm được chỗ làm tốt, giúp được các doanh nghiệp khác vận hành trơn tru, giúp xã hội có thêm những con người giỏi giang – tử tế, giúp cho lòng tốt có cơ hội được lan tỏa, và khiến những hành vi xấu bị đẩy lùi?
Mọi người xung quanh tôi lại không hiểu được điều đó, họ không thấy rằng chúng tôi đang tiến hành những điều rất hiển nhiên và thực tế, trái lại họ cho rằng chúng tôi là một lũ ảo tưởng.
Còn bạn thì sao? Bạn muốn tạo ra một sự thay đổi hệ thống hay bạn muốn duy trì sự co cụm của mình và thầm mong rằng mình sẽ gặp “may mắn” tìm được nhân sự tốt/ sản phẩm – dịch vụ tốt; và không bị “tai nạn”, dính phốt như Aroma?
– 08/04/2019 –
Để lại một câu trả lời