Đạo đối với mình đó là Bát Chánh Đạo – con đường tất thảy mọi chúng sinh phải đi. Còn Đức là gì?
Cả ngày hôm nay mình suy tư mãi mới có đc một góc nhìn về Đức. Mình cũng search google xem thử có gì ko. Kết quả là mình có hai góc nhìn bổ sung nhau về Đức.
💛 Đức trong từ “đạo đức”.
Đó là sự thể hiện ra của đạo, năng lực hành đạo. Nếu coi đức là sự tựu thành của đạo thì đạo phải có trước, đức mới theo sau. Có đạo rồi mới có đức. Đạo cao thì đức mới cao.
Nếu không cầu đạo, không học đạo, không có đạo mà cố ép mình tựu thành đức thì rất dễ rơi vào bi kịch đạo đức giả, hoặc rất dễ thành tựu thứ gọi là “đạo đức của đám đông”.
Thứ đạo đức của đám đông là gì? Là tham, sân, si đầy ra nhưng cứ thích phán xét, chỉ trích, ném đá người khác là mất đạo đức, vô đạo đức này nọ… Là bề ngoài, hành động thì có vẻ tốt lành nhưng kì thực thì tâm tính lại xấu xí, xù xì. Do chỉ chú ý đến những yếu tố bên ngoài như: quy chuẩn, quy tắc xã hội, kỳ vọng của ng khác… mà không chú ý đến việc tu tâm, dưỡng tính… Nên sống thì có vẻ là hy sinh vì người khác, nhưng tâm tính thực ra lại không vị tha.
💛 Đức trong từ “phúc đức”.
Ta thường nghe câu “sống thế nào để tích phúc đức cho con cháu”. Ta thường thấy có những người thường xuyên làm việc thiện lành để tích phúc đức. Vậy phúc là gì? Đức là chi? Chúng giống và khác nhau thế nào? Tại sao lại có thể “tích” được?
Khái niệm Phúc với Đức cơ bản giống nhau ở chỗ, đều có ý chỉ những điều tốt đẹp, thiện lành. Tuy nhiên, phúc thường là những gì “xảy đến” với ta, còn đức là từ ta “tỏa ra”… Cho nên đối nghịch với phúc là hoạ, hai khái niệm mà trước chúng, ta có phần bị động. Với phúc thì ta cần biết cách đón nhận. Với hoạ thì ta học cách đối mặt.
Cách mà ta cảm nhận, đón nhận, đối mặt với phúc và hoạ hẳn là đức. Theo thời gian, có vẻ là ta sẽ thành tựu được những “đức tính” nào đó. Những đức tính này làm lợi lạc cho người khác và môi trường xung quanh. Đó vậy, có thể thấy rằng: phúc là những gì mà ta “có sẵn” (sinh ra đã có), và những gì mà ta “nhận được”. Còn Đức chính là những gì mà ta “cho đi”, “lan toả ra”, thậm chí có thể là “hao đi”. Như cách mà Trịnh Công Sơn viết: “để gió cuốn đi”.
💛 Tại sao phúc và đức có thể tích được?
Nói về phúc trước, mình đã đọc về một khái niệm gọi là “sổ tiết kiệm thiên đường”, ý nói những gì bạn cho đi, chúng sẽ không mất đi đâu cả, chúng chỉ đc tích lũy vào cuốn sổ tiết kiệm trên thiên đường của bạn mà thôi. Rồi đến lúc nào đó, may mắn đến mỉm cười với bạn, hãy nhớ đó là những lúc bạn rút đc “tiền” từ sổ tiết kiệm thiên đường. Đó là cách mà ta tích phúc.
Còn tích đức thì sao?
Như đã nói, đức được tích dần thành những đức tính. Việc hình thành muôn vàn đức tính đẹp bên trong mình chẳng phải là ta đang tích trữ một kho báu rồi sao? Hãy thử cảm nhận những phẩm tính đẹp đẽ của người mà bạn ngưỡng mộ, chẳng phải ta thấy họ rất giàu có hay sao?
– 27/01/2020 –
Để lại một câu trả lời